ĐỂ THÀNH CÔNG IQ LÀ …CHƯA ĐỦ !

07:14 | 26-04-2018 1084 lượt xem

Thông thường thì mọi người đều mong muốn có một trí tuệ siêu việt và cho rằng những người thông minh là những người thành đạt. Nhưng thực tế cho thấy, IQ chỉ là yếu tố giữ vai trò tiền đề cho sự phát triển và thành đạt của một người. Bên cạnh IQ thì còn có 8 chỉ số khác như EQ, SQ, CQ, PC, AQ, SQ, MQ, StQ. Vậy, EQ, SQ,.. là gì? Cùng Peace School tìm hiểu nhé các bạn !

1. IQ chỉ số thông minh

Chỉ số thông minh được tính theo công thức: IQ (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (tests) hình vẽ để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán…

2. EQ (Emotional Quotient) - Trí thông minh cảm xúc:

Người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.

EQ một phần là bẩm sinh, một phần do luyện tập và giáo dục mới có được. Do đó, ngay từ nhỏ, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ để trẻ có được sự thuận lợi trong sự  phát triển trí tuệ cảm xúc, nhất là giáo dục cho trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho con. EQ và IQ không phải là đối lập với nhau mà hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

3. SQ (Social Quotient SQ) - Thông minh xã hội:

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).

4. CQ (Creative Intelligence) - Trí thông minh sáng tạo

Trong đời sống của con người luôn luôn tồn tại hai quá trình là kế thừa và phát triển. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ).

5. PC (Passion Quotient) - Chỉ số say mê:

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).

6. AQ (Adversity Quotient) - Chỉ số vượt khó:

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bao gồm những điều như mong muốn của chúng ta, khi gặp những nghịch cảnh đó chúng ta cần phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ.

Ngoài ra còn các chỉ số SQ (Speech Quotient) trình độ biểu đạt ngôn ngữ và MQ (Moral Quotient) chỉ số đạo đức. StQ (Stupid Quotient) - Chỉ số ngu ngốc:
Thật là ngạc nhiên khi con người nhắc tới chỉ số ngu ngốc. Nhưng đây cũng là một trong những chỉ số của con người cần có.

--Nguồn: ST--