5 BƯỚC ĐỂ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC GIÚP BẠN THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG TRÌ TRỆ CỦA BẢN THÂN
Khi chúng ta phải đối mặt với sự trì trệ trong cuộc sống, đó là một dấu hiệu của nhiều vấn đề sâu sắc hơn. Đôi khi, bạn sẽ thấy sẽ trì trệ và không muốn cố gắng nữa. Bạn vứt công việc ở đấy để ăn, chơi, ngủ nghỉ nhằm giải tỏa căng thẳng ??? Nhưng đâu mới là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi trạng thái trì trệ này ? Cùng Kỹ Năng Quốc Tế Hòa Bình tìm hiểu nhé các bạn !
Là con người, chúng ta thường có thói quen tìm kiếm và bắt tay vào làm những công việc đem lại sự thỏa mãn tức thời của bản thân. Khi mới bắt đầu, ai cũng hừng hực quyết tâm, ai cũng tràn đầy năng lượng, luôn với tâm thế sẵn sàng đương đầu với thử thách . Tuy nhiên, khi gặp phải khó khăn, nhiều người sẽ cảm thấy nản chí, và sự quyết tâm cũng không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Bài đọc dưới đây sẽ chia sẻ cho người đọc 5 bước giúp bạn thoát ra khỏi trạng thái trì trệ này. Đương nhiên nó sẽ không giúp cho cuộc sống của bạn thay đổi chỉ sau một đêm, nhưng nó sẽ giúp bạn có được động lực và giúp bạn trở về đúng hướng !
1. Nhận ra rằng bạn không hề cô đơn
Trong cuộc sống, không sớm thì muộn, ai cũng sẽ có lần rơi vào tình trạng trì trệ này thôi. Hãy nhớ rằng đây là điều bình thường, và bạn không hề cô đơn. Trên thực tế, những người rơi vào trạng thái trì trệ đều đến từ mọi tầng lớp, không phân biệt độ tuổi, giới tình, nghề nghiệp.
Việc nhận thức được rằng bạn không hề cô đơn trong vấn đề này sẽ làm cho việc đối phó với nó dễ dàng hơn nhiều. Bằng cách cố gắng “chiến đấu với sự trì trệ”, bạn thực ra chỉ đang chiến đấu với chính bản thân mình. Thừa nhận điều này và tự nói với bản thân rằng sẽ không sao đâu. Bằng cách đó, bạn có thể tập trung vào các bước xây dựng tiếp theo.
2. Tìm những thứ có thể truyền cảm hứng
Sự trì trệ này xảy ra bởi vì không có gì có thể thúc đẩy bạn hành động. Nếu bạn không có thói quen đặt ra các mục tiêu, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn rơi vào trì trệ. Bạn muốn làm gì nếu không có giới hạn? Nếu bạn có thể có bất cứ điều gì bạn muốn, nó sẽ là gì? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ mang lại động lực giúp thúc đẩy bạn tiếp tục đứng lên chiến đấu.
Đôi khi chúng ta mất cảm hứng với mục tiêu đã đề ra, vì cảm xúc mà chúng ta dành cho những mục tiêu đó đã khác đi nhiều so với lần đầu tiên ta đặt ra. Đôi khi những ưu tiên của ta thay đổi và ta không còn muốn làm việc cho những mục tiêu đó nữa. Tuy nhiên, chúng ta không nhận thức được điều này, và những gì xảy ra là chúng ta trì hoãn các mục tiêu của mình cho đến khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này, đã đến lúc xem lại mục tiêu của mình. Thật vô ích khi theo đuổi các mục tiêu không còn truyền cảm hứng cho mình nữa. Hãy xóa đi các mục tiêu cũ, hoặc chỉ đặt chúng sang một bên và tự hỏi mình bây giờ bản thân muốn gì. Tìm ra những thứ có thể truyền cảm hứng cho bạn, biến nó thành mục tiêu và quyết tâm theo đuổi.
3. Hãy nghỉ ngơi
Lần cuối cùng bạn thực sự nghỉ ngơi là khi nào? 3 tháng? 6 tháng? Hay 1 năm? Hay thậm chí là chưa từng? Có lẽ đã đến lúc cần nghỉ ngơi. Làm việc kéo dài có thể khiến một người trở nên vỡ mộng khi họ không còn nhận ra mình là ai và họ muốn gì nữa.
Đi du lịch thật xa và tạm thời ném công việc ra cuộc sống của bạn. Sử dụng cơ hội này để có một cái nhìn mới về cuộc sống. Hãy suy nghĩ về mục đích cuộc sống của bạn, những gì bạn muốn và những gì bạn muốn làm cho cuộc sống của bạn trong tương lai. Đây là những câu hỏi lớn đòi hỏi bạn cần suy nghĩ sâu sắc.
4. Thay đổi thói quen
Sống trong một môi trường, làm những việc mà ngày này qua ngày khác đều làm và quanh đi quẩn lại cũng chỉ gặp gỡ một vài người đã quá đỗi quen thuộc, đôi khi cũng khiến chúng ta chán nản, trì trệ. Điều này đặc biệt đúng nếu những người đồng nghiệp xung quanh bạn cũng đang rơi vào trì trệ.
Thay đổi mọi thứ xung quanh. Bắt đầu với những điều đơn giản nhất, như đi một con đường khác để đến cơ quan và ăn một thứ gì đó khác vào bữa sáng. Ăn trưa với các đồng nghiệp khác, những người mà bạn chưa bao giờ nói chuyện. Làm việc trong một phòng khác nếu công việc của bạn có chỗ ngồi tự do và thoải mái hơn. Làm gì đó vào các ngày trong tuần và cuối tuần khác với thông thường. Nuôi dưỡng những thói quen khác nhau, như tập thể dục hàng ngày, nghe bản tin mỗi sáng, đọc sách,…
5. Bắt đầu bằng một bước nhỏ
Sự trì trệ cũng xuất phát từ sự đông cứng trong sợ hãi. Có thể bạn muốn một mục tiêu cụ thể này, nhưng bạn không dám hành động. Bạn bị chôn vùi bởi số lượng công việc quá nhiều? Bạn sợ sẽ phạm sai lầm? Có phải người cầu toàn trong bạn làm bạn tê liệt?
Hãy bỏ cái suy nghĩ rằng “mọi thứ phải thật hoàn hảo” đó đi. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm. Hãy chia nhỏ công việc của mình thành các bước rất nhỏ, sau đó thực hiện các bước nhỏ đó, từng bước một.
Nếu không có sai lầm, bạn sẽ chẳng học được gì, bạn cũng sẽ chẳng gặt hái được gì đâu. Mặt khác, bằng cách đứng lên và thực hiện từng bước nhỏ như vậy, bạn đã có thể từng bước đạt được tiến bộ, cho dù điều đó có là sai lầm hay không. Ngay cả khi bạn tạo ra một “sai lầm” giả định, bạn cũng sẽ nhận được phản hồi để biết phải làm những điều khác biệt trong bước tiếp theo. Bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó nếu bạn không dám đứng lên và hành động.
* Nguồn: ST