BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM CAO BÀI THI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

08:19 | 27-04-2018 885 lượt xem

Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội không khó như bạn vẫn nghĩ. Nếu có phương pháp học tập đúng và một cách làm bài tốt, thì việc bạn nắm trong tay số điểm tối đa của câu này sẽ khá đơn giản. Cùng tham khảo một số bí quyết để đạt điểm cao bài thi văn nghị luận xã hội nhé !

Văn nghị luận xã hội là gì?

Văn nghị luận xã hội là một bài văn có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ và dẫn chứng để giải quyết các luận điểm đó. Để viết văn nghị luận xã hội tốt,học sinh cần có một luận điểm xuyên suốt cả bài, luận điểm này đứng từ góc độ người viết, cần sự liền mạch xuyên suốt về quan điểm. Luận điểm, luận cứ của bài văn nghị luận xã hội cần phải rõ ràng.

1. Phương pháp học tập

Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc hãy cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn. Đồng thời việc cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự, chuyên mục kỹ năng sống mỗi ngày, hãy luôn để trong tầm kiểm soát.

Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.

Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.

2. Các dạng đề văn nghị luận xã hội:

Có hai dạng đề chính là nghị luận về một tư tưởng đạo đức và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về tư tưởng đạo lý thường là bình luận về các châm ngôn quan điểm của các nhân vật nổi tiếng và có quan điểm đúng đắn về các giá trị đạo đức: Uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, lòng hiếu thảo… Để làm tốt dạng đề này, học sinh cần trang bị nhiều kiến thức về văn học, về các bài học đạo đức lý luận từ xưa đến nay.

- Nghị luận về đề tài hiện tượng đời sống là bình luận bày tỏ quan điểm về các vấn đề nóng trong xã hội hiện nay, gần gũi với giời trẻ: gian lận thi cử, bạo lực học đường, tự kỷ…. Để làm tốt dạng đề nay, học sinh cần thường xuyên trao dồi các kiến thức về xã hội, tình hình biến động xã hội nóng bỏng hiện nay trên sách báo, ti vi và mạng internet.

3. Bố cục phải đảm bảo sự rõ ràng và ngắn gọn, xúc tích.

Mở bài, thân bài và kết bài phải phân rõ ràng

Mỗi một đoạn văn trong bài cần bày tỏ một quan điểm và cả đoạn văn sẽ đi chứng minh luận điểm đó. Học viết văn nghị luận xã hội không cần phải dài, chỉ cần nội dung mạch lạc, rõ ràng và xúc tích, giám thị chấm thi hiểu rõ được luận điểm học sinh đang chứng minh. Nhiều khi bài văn quá dài lê thê mà không đi vào trọng tâm sẽ bị chấm là lạc đề và đánh rớt. Các nội dung, câu văn đánh thẳng vào luận điểm, chứng minh gãy gọn và bày tỏ quan điểm thẳng thắn sẽ là điểm cộng khi giám thị chấm thi. Môn Văn chính là chấm ý chính.

Bày tỏ quan điểm cá nhân

Việc chứng minh bằng số liệu thôi là chưa đủ, đề văn nghị luận xã hội đặt ra là cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân. Góc nhìn bài viết càng đa chiều với các dẫn chứng thuyết phục thì sẽ càng có điểm cao.

Mở bài khơi gợi luận điểm, Kết bài phải xác đáng, rút ra bài học

Mỗi bài văn đều được mở ra và kết thúc, mở bài và kết bài phải có sự tương đồng. Kết bài chính là sự đúc rút các nội dung phía trên, là phần tóm gọn lại và đưa ra câu kết cuối cùng. Bài nghị luận có trọn vẹn hay không là phần không nhỏ ở mở bài và kết bài.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng các bạn học sinh của chúng ta sẽ tìm ra phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội thật tốt nhé !

--Nguồn: ST--