Các bậc phụ huynh thân mến,
Năm học 2019-2020, Trường Quốc tế Hòa Bình bắt đầu triển khai chương trình LiM – Leader in Me (‘’Lãnh đạo bản thân’’) trên toàn hệ thống. LiM là chương trình bản quyền số 1 của Mỹ về thay đổi con người thuộc tập đoàn Franklin Covey. Chương trình LiM giáo dục cho học sinh hình thành thói quen hiệu quả, trở thành những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để thành công trong thế kỷ 21.
I. Tại sao lại cần hình thành các thói quen?
Văn hóa của một con người gồm hành vi bên ngoài và bản tính bên trong của người đó. Nếu chúng ta tác động vào hành vi thì chỉ tạo nên những thay đổi nhất thời, còn nếu tác động vào tính cách thì lại là việc nhiều phần vô vọng (như cổ nhân có câu: “Non song dễ đổi, bản tính khó dời”). Nhưng nếu chúng ta “chẻ nhỏ” ra thành các thói quen – là thứ ta dễ tác động hơn nhưng một khi hình thành lại hết sức bền vững, vậy nên chương trình “Lãnh đạo bản thân” áp dụng một phương pháp rất độc đáo nhằm kiến tạo văn hóa cho cá nhân và Nhà trường, đó là “Kiến tạo văn hóa bằng thói quen”
“Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận.”
7 thói quen hiệu quả tạo nên tính cách đi từ sự phụ thuộc khi ở lứa tuổi nhỏ, dần độc lập chịu trách nhiệm về bản thân với các kỹ năng như chủ động, có mục tiêu, tự định hướng, xây dựng năng lực bản thân; tiến tới sự tương tác làm việc cùng những người khác với các kỹ năng như làm việc nhóm, có tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, giao tiếp, thích nghi với các nền văn hóa khác, đồng thời không ngừng đổi mới để nâng cao thể chất, tình cảm, trí tuệ, tâm hồn.
Các thói quen sẽ được rèn là:
7 thói quen hiệu quả được cụ thể hóa bằng 32 nguyên tắc cơ bản và tại nhà trường, cán bộ, giáo viên và học sinh tiếp tục xây dựng thành hệ thống các hành vi (quy tắc ứng xử). Chương trình “Lãnh đạo bản thân” đặc biệt khác với các chương trình kỹ năng khác vì Chương trình chú trọng vào xây dựng phẩm chất cho học sinh song song với việc trang bị kỹ năng như trình bày trong bảng dưới đây:
II. Kết nối với gia đình học sinh:
Việc xây dựng những thói quen và hình thành tính cách không phải trong ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình. Quá trình này không chỉ nằm ở các tiết học về kỹ năng mà còn được xây dựng và hình thành thông qua việc áp dụng từng ngày, trong các hoạt động để rèn giũa học sinh ở trường. Tuyệt vời hơn nữa là học sinh được áp dụng những kỹ năng được học để quản lý bản thân tại gia đình. Chương trình “Lãnh đạo bản thân” có sự kết nối mật thiết với gia đình học sinh. Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường là một trong số những điều rất có ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Cha mẹ nhiệt tình, cộng với quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và gia đình, sẽ giúp tăng cường và nâng cao việc học tập của học sinh tại lớp học.
Phụ huynh quan tâm đến chương trình có thể tham gia các hoạt động gợi ý sau đây:
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC ẤN PHẨM VỀ 7 THÓI QUEN CỦA FRANK COVEY
1. Sách 7 Thói quen để trẻ trưởng thành bởi Sean Covey
Phần “Từng bước đi nhỏ” là những gợi ý để bạn thảo luận với trẻ những công việc cần thực hiện tiếp theo để rèn một thói quen
2. Sách “7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt” bởi Sean Covey
Cuốn cẩm nang về 7 thói quen, mỗi ngày bạn đọc và tự suy ngẫm về một khía cạnh, một khái niệm hoặc nguyên tắc của 7 thói quen
3. Sách “7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt” bởi Sean Covey
Cuốn cẩm nang về 7 thói quen, mỗi ngày bạn đọc và tự suy ngẫm về một khía cạnh, một khái niệm hoặc nguyên tắc của 7 thói quen
4. Sách “7 thói quen hiệu quả” bởi Stephen R. Covey
Cung cấp các mô thức, nguyên tắc và phân tích về 7 thói quen và cách thức để tạo lập được 7 thói quen trong cuộc sống.
PHỤ LỤC 2: NHỮNG KỸ NĂNG HỌC SINH TIỂU HỌC ĐƯỢC CỦNG CỐ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO BẢN THÂN”
Các bài giảng của chương trình “Lãnh đạo bản thân” được thiết kế để củng cố các khả năng của học sinh lứa tuổi tiểu học, bao gồm:
Kỹ năng làm chủ chính mình |
Kỹ năng dẫn dắt người khác |
- Thể hiện sự chủ động. - Nuôi dưỡng sự tự tin. - Chịu trách nhiệm về hành động của mình; không đổ lỗi. - Thích nghi và bền bỉ. - Suy nghĩ về lựa chọn và hệ quả. - Đặt mục tiêu và hoàn thành đến cùng mục tiêu. - Sử dụng thời gian với hiệu quả và hiệu suất cao. - Có tính kỷ luật cao và tuân thủ sự ưu tiên. - Dùng tư duy phản biện để đưa ra quyết định. - Sống lành mạnh hơn. - Phát hiện và vun đắp tài năng. - Tự hào vì chất lượng công việc. - Xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh. - Phát triển sự tự tin và độc lập. |
- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ. - Nhận thức về bản thân; hiểu được tác động của thái độ tới những người khác. - Thể hiện sự cản đảm, bao gồm cả nói lời từ chối với bè bạn. - Là một thành viên có đóng góp cả ở lớp học và trong gia đình. - Lắng nghe thấu cảm. - Nâng cao nhận thức về thế giới. - Cải thiện khả năng giao tiếp: nói và viết. - Hiểu người khác và có lòng trắc ẩn. - Truyền đạt các ý tưởng một cách mạch lạc, kể cả các ý tưởng và ý kiến cá nhân. - Trân trọng thế mạnh của người khác. - Truyền cảm hứng và khơi gợi phẩm chất tốt đẹp của người khác. - Giải quyết xung đột. - Sáng tạo giải quyết vấn đề trong các tình huốngnhóm. - Hòa hợp với mọi người, sống tương thuộc. |
Các bài học được liên kết để giải quyết các vấn đề học sinh thường gặp như sau:
PHỤ LỤC 3: NHỮNG KỸ NĂNG HỌC SINH TRUNG HỌC ĐƯỢC CỦNG CỐ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO BẢN THÂN”
Các bài giảng của chương trình “Lãnh đạo bản thân” được thiết kế để củng cố các khả năng của học sinh lứa tuổi trung học, bao gồm:
Thói quen 1: Sống chủ động® Phát triển động lực; tự hào trong công việc. Hành động có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, quốc gia và thế giới. Thể hiện sáng kiến và khả năng lãnh đạo. Phát huy hết khả năng và tiềm năng riêng của mình. Suy nghĩ về các lựa chọn; đảm đương và chịu trách nhiệm về hành động và kết quả, hiểu được rằng mọi lựa chọn đều có ảnh hưởng đến những người khác. |
Thói quen 5: Hiểu rồi được hiểu® Thể hiện kỹ năng lắng nghe tập trung để xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Trau dồi kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Thể hiện tình thương và sự độ lượng đối với người khác, chia sẻ và ưu tiên người khác trước. Trân trọng các mối quan hệ khác nhau. Học cách cảm thông với những người khác (giống hoặc khác mình) và làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm. |
Thói quen 2: Bắt đầu với mục tiêu® 1. Sử dụng tư duy phản biện để tổ chức thông tin. 2. Xây dựng lòng tự tin và khả năng tự quản lý. 3. Sử dụng tư duy sáng tạo, táo bạo để giải quyết vấn đề. 4. Xây dựng kỹ năng đặt và tuân thủ mục tiêu. 5. Phát triển mạnh các kỹ năng giao tiếp thông qua nói và viết. |
Thói quen 6: Hợp lực® 1. Diễn đạt và trình bày thông tin và ý tưởng rõ ràng bằng lời nói, hình ảnh và văn bản. 2. Vận dụng tối đa mọi khả năng của mình, coi trọng khả năng và tài năng của người khác. 3. Nuôi dưỡng khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực và giúp người khác khai thác những gì tinh túy nhất của họ. 4. Giao tiếp và làm việc nhóm trong một thế giới đa văn hóa và tương thuộc. 5. Thể hiện tính chủ động và và sự táo bạo trong suy nghĩ, hành động. |
Thói quen 3: Ưu tiên việc quan trọng® 1. Chứng tỏ kỹ năng quản lý thời gian. 2. Trau dồi đạo đức trong công việc, 3. Khả năng linh hoạt và thích ứng. 4. Xây dựng kỹ năng tự quản lý. 5. Nhận và chịu trách nhiệm về các hoạt động và kết quả. 6. Bắt đầu trau dồi kỹ năng phân tích. |
Thói quen 7: Rèn giũa bản thân® 1. Thể hiện cách biểu đạt nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của mình một cách lành mạnh. 2. Phát triển các kỹ năng tự thân mạnh mẽ như: tự chủ, tự tin, tự tuân thủ kỷ luật. 3. Thể hiện phẩm chất của một người bạn và thành viên có trách nhiệm trong gia đình. 4. Nhận biết mối quan hệ giữa hành vi của bản thân với hạnh phúc và hạnh phúc cá nhân. 5. Phấn đấu cho một thể trạng khỏe mạnh. |
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng® 1. Sử dụng tối đa mọi khả năng và tài năng của mình; trân trọng khả năng và tài năng của người khác. 2. Phát triển khả năng linh hoạt và thích ứng. 3. Thể hiện thái độ cởi mở và không phán xét khi nhìn nhận quan điểm của người khác. 4. Thể hiện kỹ năng lắng nghe tập trung. 5. Nuôi dưỡng tinh thần hợp tác để sống trong một cộng đồng và thế giới tương thuộc. |